BỐ CỤC (PHẦN 1)
Khái niệm về bố cục
Bố cục hiểu
nôm na là sự sắp xếp, bố trí các yếu tố tạo hình bao gồm: đường nét,
mảng, khối, đậm nhạt, màu sắc,...nhằm diễn đạt ý đồ sáng tác của tác
giả.
1. Đường nét bao gồm: đường thẳng, đường cong, đường gấp khúc, đường uốn lượn...
2.
Mảng bao gồm mảng chính, phụ. Mảng chính: là mảng chủ đạo, trọng tâm
của bức tranh, trong khi đó mảng phụ có tác dụng làm phụ trợ, tương tác
với mảng chính.
3. Màu sắc: Màu sắc được phân phối vào tranh làm sao phải đảm bảo nổi bật yếu tố chính, phụ,...
1.
Bố cục tròn: là bố cục có các chi tiết có xu hướng tập trung, quy tụ,
và do được tạo từ đường cong nên bố cục tròn mang lại cảm giác mềm mại,
nhịp nhàng và uyển chuyển, vẹn nguyên, quy hồi.
2. Bố cục tam giác: gợi lên ý niệm về sự chắc chắn, vững chãi, khoẻ khoắn.
3. Bố cục hình vuông, hình chữ nhật: có ý nghĩa đều đặn, vuông vức, ngay ngắn, cân xứng, nghiêm chỉnh,...
Đối với bố cục chữ nhật nằm: gợi sự mênh mông, dàn trải.
Hình ảnh minh hoạ các dạng bố cục. Hình 3: Bố cục hình tròn. (Ảnh nguồn: Pinterest) |
Hình minh hoạ các dạng bố cục. Hình 1: Bố cục tam giác. (Ảnh nguồn: Pinterest) |
“The Milkmaid” của hoạ sĩ Vermeer áp dụng bố cục tam giác. (Ảnh nguồn: Internet) |
Hình ảnh minh hoạ cho bố cục 1/3. (Ảnh nguồn: Pinterest) |
Hình
minh hoạ bố cục một bức tranh là sự tổ hợp đa dạng bao gồm đường nét +
hình khối, hoặc tổ hợp các dạng hình học khác nhau,.... (Ảnh nguồn: Pinterest) |
Một bức tranh là sự kết hợp giữa các yếu tố đường nét, màu sắc, chiều sâu, hình khối,... để có được tổng thể hài hoà. (Ảnh nguồn: drawpaintacademy) |
Nhận xét
Đăng nhận xét